Friday, June 15, 2012

Cơ hội mới cho lao động nghề hộ lý

Với mức thu nhập từ 600 – 1.000 USD/người/tháng, lao động làm nghề hộ lý đang được các doanh nghiệp xuất khẩu lao động chuẩn bị nguồn và tiếp nhận những đơn hàng đầu tiên từ đối tác Đài Loan và Nhật Bản.

Chương trình hợp tác giữa ngành lao động (LĐ) Nhật Bản và VN trong việc đào tạo LĐ hộ lý cho Nhật Bản bắt đầu xúc tiến chọn ứng viên từ tháng 3/2012. Yêu cầu tuyển dụng LĐ có tay nghề tối thiểu hai năm, đã tốt nghiệp các trường đào tạo y tá và điều dưỡng, biết tiếng Nhật cơ bản. Sau đó, các công ty xuất khẩu lao động (XKLĐ) sẽ đào tạo bổ sung về kỹ năng, văn hóa và ngoại ngữ trong thời gian từ 6 - 12 tháng. LĐ đến Nhật hợp đồng từ ba-bốn năm, có thể gia hạn làm việc tiếp nếu người LĐ tham gia thi chứng chỉ cấp quốc gia về nghề hộ lý, y tá tại Nhật. Mọi chế độ phúc lợi của hộ lý, y tá VN được đảm bảo như công dân Nhật với mức thu nhập thấp nhất là 1.000 USD/người/tháng.


Thực tế, thị trường Nhật tương đối khắt khe. Hai quốc gia chuyên XKLĐ hộ lý, y tá như Philippines và Indonesia đã XKLĐ sang Nhật Bản nhiều năm, nhưng tỷ lệ ứng viên đạt yêu cầu làm việc tại Nhật chỉ từ 300-400 LĐ/năm. Theo quy trình tuyển dụng, LĐ nghề hộ lý, y tá đào tạo tại các nước sẽ vừa học vừa làm tại Nhật trong thời gian một năm, thu nhập 70% trong mức lương 2.000 USD/người/tháng. Sau đó, LĐ được thi tuyển tay nghề. Ông Nguyễn Trần Văn Thạnh (Chủ tịch hội đồng thành viên Công ty Suleco) phân tích: TP.HCM hiện có nguồn cung ứng hộ lý, y tá rất dồi dào - khoảng 3.000 học viên tốt nghiệp mỗi năm. Học viên tốt nghiệp ngành này từ các trường ĐH, CĐ và trường nghề phải chuyển ngành, nguyên nhân chính, theo các chuyên gia nhân sự là do học viên tốt nghiệp nghề y tá, hộ lý từ các trường (không thuộc hệ thống ngành y), thiếu kỹ năng thực hành. Các bệnh viện không thể đầu tư đào tạo lại nên họ không có chỗ thực hành nghề, tạo sự dư thừa và lãng phí. Chương trình XKLĐ nghề y tá, hộ lý được phía đối tác đào tạo và huấn luyện sẽ là cơ hội tốt cho học viên đã theo học ngành này có môi trường thực tập nghề và phát triển chuyên môn.

Tại thị trường Đài Loan, LĐ nghề hộ lý, y tá đòi hỏi đơn giản hơn với điều kiện LĐ nữ biết nghề, cần cù, chịu khó, chịu áp lực khi làm việc tại các viện dưỡng lão, chăm sóc người già. Chủ sử dụng LĐ lo nơi ở, chế độ sinh hoạt và phúc lợi theo quy định với thu nhập tối thiểu 650 USD/người/tháng, thời gian làm việc tám tiếng/ngày và sáu ngày/tuần. Bà Bùi Thị Thanh Thảo - chuyên viên phụ trách thị trường của Công ty TNHH một thành viên Dịch vụ Dầu khí Sài Gòn Nhân Lực cho biết: “Đơn hàng mới của công ty cần 50 LĐ nữ hộ lý - điều dưỡng làm việc tại Đài Loan. Hiện tại, số lượng LĐ Việt Nam đang làm việc tại Đài Loan khá nhiều, nhưng ngành điều dưỡng và y tá chưa phải là thế mạnh của Việt Nam. Tại Đài Loan, LĐ có hợp đồng hai năm/lần và có thể gia hạn. Đây là cơ hội để LĐ nữ tham gia vào thị trường XKLĐ, có khả năng tích lũy tài chính sau thời gian làm việc, có thể tham gia vào lực lượng LĐXK khu vực châu Á khi có vốn ngoại ngữ cơ bản và tay nghề vững vàng”.

Nguồn: Phụ nữ Online

Quản lý thu phí Lao động trong FinaMan


FinaMan là phần mềm quản lý TIỀN phục vụ cho các doanh nghiệp, cơ sở làm XKLĐ. TIỀN ở đây có thể là tiền mặt, ngoại tệ nằm trong các Quỹ tiền mặt và các Tài khoản Ngân hàng.

Các giao dịch về TIỀN là THU và CHI. THU vào Quỹ tiền mặt, vào Tài khoản Ngân hàng. CHI cũng từ Quỹ tiền mặt hoặc từ Tài khoản Ngân hàng.

Phần mềm FinaMan đã phát triển đến phiên bản 2012
Trong quá trình tác nghiệp XKLĐ, các ứng viên Lao động tham gia đều phải nộp các khoản chi phí phục vụ cho việc hoàn thiện thủ tục trước khi chính thức bay. Việc hoàn thiện các nghĩa vụ nộp kinh phí này cần được theo dõi chặt chẽ. Người lao động không những phải nộp đủ mà còn phải đúng tiến độ.

Đối với các cơ sở hiện đang sử dụng phần mềm LaborMan trong quản lý XKLĐ thì việc thu phí cần phải được đồng bộ về Số Báo Danh (hay Mã Hồ Sơ) giữa LaborMan và FinaMan. Nghĩa là khi hỏi về tiến độ hoàn thiện thủ tục của một Lao động thì bên LaborMan cũng như bên FinaMan đều trả lời chính xác những diễn tiến liên quan tới người đó chứ không “râu ông nọ cắm cằm bà kia” được.

Giải pháp cho vấn đề đồng bộ này, FinaMan cho phép Import danh sách Lao động từ LaborMan. Nghĩa là nếu chọn Nhóm Đối tượng là Lao động thì nút bấm Import từ LaborMan được kích hoạt cho phép thực hiện.

Chọn nhóm đối tượng là Lao động TW thì nút Import được phép kích hoạt
Và khi nhấn Import thì danh sách toàn bộ Lao động có bên LaborMan sẽ được hiện lên. Có thể lựa chọn thống kê theo Số Báo Danh biết trước, hoặc theo họ và tên, giới tính... để rút gọn danh sách thống kê.

Danh sách 2.397 Lao động hiện có trên LaborMan sẵn sàng để Import
Sau khi đã lựa chọn những Lao động cần Import thì nhấn vào nút Import Danh sách Đã chọn. Những Lao động đã chọn sẽ được Import đầy đủ thông tin sang FinaMan.

Lưu ý: Những Lao động đã Import rồi sẽ không Import lần hai được nữa.

Lao động đã Import sẽ là đối tượng trong thu chi, là danh mục trong tìm kiếm, lựa chọn thống kê...

Các Lao động đã Import về sẽ là đối tượng thu trong phiếu THU
Như vậy, xét riêng về một Lao động, ta hoàn hoàn có thể nhanh chóng biết được họ đã nộp những khoản nào, bao giờ và bao nhiêu.

Thống kê các khoản thu riêng đối với đối tượng là Lao động
KẾ HOẠCH THU

Thông thường Lao động thực hiện nghĩa vụ nộp tiền theo từng nhóm một. Trong quá trình tiến cử, rồi tuyển dụng cho một đơn hàng, sát đến ngày bay, các Lao động trong nhóm đều đồng loạt thực hiện các nghĩa vụ tài chính. Những người chậm tiến độ cần phải được nhắc nhở sớm và trong trường hợp cần thiết cần phải chọn người thay thế... Một bảng kế hoạch thu sẽ được thiết lập và cán bộ thu phí sẽ căn cứ vào kế hoạch đó để thúc dục thực hiện và thường xuyên báo cáo kết quả cho các bộ phận khác.

Một kế hoạch thu đã được lên sẵn
Điều tất nhiên, khi khai báo phiếu thu, cần phải xác định thuộc kế hoạch nào.

Khai báo thu tiền thuộc kế hoạch nào?
Và tất nhiên FinaMan sẽ cung cấp công cụ để theo dõi thường xuyên việc thực hiện kế hoạch.

Theo dõi thực hiện kế hoach
Trong ví dụ trên cho thấy: kế hoạch phải thu của những Lao động nào, bao nhiêu, đã có bao nhiêu phát sinh,... và có thể nhấn để gọi cụ thể phát sinh đó ra màn hình.
Tóm lại: FinaMan là công cụ quản lý TIỀN nói chung. Nó hoàn toàn có thể sử dụng như một phần mềm quản lý thu chi độc lập. Những phát triển riêng biệt phục vụ cho cơ sở XKLĐ là để tiện dụng hơn, định hướng hơn trong ứng dụng vào thực tế.