Thursday, December 5, 2013

Những công cụ hỗ trợ trong sử dụng các phần mềm quản lý của VietCom

Trong quá trình sử dụng các phần mềm quản lý của VietCom như: ComMan, LaborMan, FinaMan... hiện chúng tôi đề xuất cài đặt thêm các công cụ hỗ trợ mới, phù hợp hơn với các phiên bản hệ điều hành sau này. Đó là phần mềm chuyển file sang định dạng PDF và phần mềm tự động ghi lưu FBackup.

Ngoài ra, để cho việc hỗ trợ giữa VietCom với các Khách hàng sử dụng phần mềm được thuận tiện, chúng tôi đề xuất việc trao đổi online qua Skype và kết nối hỗ trợ từ xa qua Teamviewer.

Sau đây, chúng tôi xin giới thiệu kỹ hơn về 2 phần mềm doPDF và FBackup.

1. Phần mềm doPDF:

doPDF tạo ra một máy in ảo trên máy tính của người dùng. Máy in này sẽ in các bảng biểu, các bản sơ yếu lý lịch (thường gọi là Form), các bảng tổng hợp, thống kê... ra file có định dạng .pdf để lưu, hoặc gửi cho đối tác qua Email, skype...

Có thể tham khảo về doPDF qua http://www.dopdf.com/

Trang chủ doPDF.com. Sử dụng hoàn toàn free và không lo bị dính gián điệp (Malware, Spyware...).
Trước đây, với Windows XP, chúng tôi thường đề xuất một công cụ tương tự, đó là FINEPRINT_PDFFACTORY_PRO_153. Phiên bản phần mềm này nay không còn chạy được với Win 7 trở lên.

Download và cài đặt doPDF cực kỳ đơn giản. Cài xong, trong danh mục máy in sẽ xuất hiện một máy in mới có tên doPDF v7. Khi in, chỉ cần chọn máy in là: doPDF v7, sau đó chọn vị trí lưu file, ta sẽ có 1 file .pdf phù hợp với những thiết lập đã lựa chọn trên Panel theo hình sau:
Panel lưu file dạng PDF với lựa chọn mặc định là file kích thước nhỏ và mở xem file sau lưu.

2. Tự động ghi lưu FBackup:

FBackup của Công ty Softland, ROMANIA. Công ty này cũng phát triển doPDF là một công cụ tạo máy in ảo in ra file định dạng PDF.

Hãy xem giới thiệu chi tiết về FBackup tại trang http://www.fbackup.com/vi/
FBackup được giới thiệu bằng tiếng Việt.

Như vậy, với việc sử dụng FBackup (phiên bản hiện tại là 5.0), ta có thể thay thế SECOND COPY trước đây vì nó hiện không còn phù hợp với các phiên bản Windows mới.

Một vài đặc điểm quý của FBackup:

Khi sử dụng để Backup file dữ liệu của các phần mềm ComMan, LaborMan và FinaMan:
  • Backup tự động theo lịch đã xác định trước;
  • File đích của Backup có thể xác định: nằm ngay trên cùng ổ cứng, trên mạng LAN, hoặc trên thiết bị di động. Trong trường hợp setup đồng bộ PC với Dropbox thì file đích này có thể gửi lên Internet để lưu;
  • Nếu một file đang được sử dụng bởi một chương trình tại thời điểm sao lưu dự phòng, FBackup vẫn sẽ có thể sao lưu tập tin đó, bởi vì nó sử dụng dịch vụ Volume Shadow mà Windows cung cấp.Vì vậy, miễn là bạn đang dùng Windows 8, 7, Vista, XP, 2008/2003 Server (32/64-bit), FBackup sẽ sao lưu các file mở này. Cái này đặc biệt OK vì không cần phải yêu cầu mọi người phải thoát ra mới Backup được, hoặc báo lỗi, không thực hiện như SECOND COPY trước đây.

Lưu ý trong thiết lập FBackup:

Vào Menu: File >> Option >> Startup chọn Start at Windows Startup để khởi động FBackup cùng windows.

Thiết lập Jobs để luôn có dữ liệu lưu của tuần cuối cùng:

  • Hiện tại, với mỗi một Job thì file kết quả sẽ ghi đè lên file cũ và tăng số lần lên 1. Ví dụ: nếu file trước là 3_C.zip thì file sau sẽ là 4_C.zip và ghi đè lên file 3_C.zip. Vì vậy, cần phải thiết lập 6 Job cho một tuần. Mỗi Job thực hiện trong một Thứ (Ngày làm việc) vào 1 giờ nhất định.
  • Nếu muốn một ngày thực hiện 2 lần thì phải tạo 12 Job. 1 Job buổi trưa và 1 Job buổi chiều cho từng mỗi Thứ.
  • Có thể thêm thông tin vào tên file .zip để dễ phân biệt bằng cách vào từng Job, kích chuột phải, chọn Properties, chọn Type, rồi ghi thêm tên và Insert tag là ngày tháng chẳng hạn... Lúc đó file backup sẽ có dạng: Thu3Ch_2013-12-03.3_C.zip, hoặc ThgNg1_2013-12-05.1_C.zip, tùy theo thiết lập.
Màn hình thống kê các Jobs đã thiết lập cho các Thứ trong Tuần và Ngày 1, Ngày 15 của Tháng.

Khi chạy Backup, FBackup sẽ tự tạo ra các Folder theo tên của Job trong folder đích để chứa file .zip.

Kết nối với Dropbox:

Chỉ cần chọn đích của Backup là một folder nằm trong folder Dropbox ban đầu khi setup Dropbox thì khi chạy đồng bộ, file sẽ được ghi lên Dropbox mỗi khi có thay đổi.

Sau khi đã hình thành Job cũng có thể thay đổi folder đích bằng cách thay đổi properties của các Job với Local Harddisk >> Destination...

Tóm lại:

Với việc thiết lập các Backup Jobs cho từng thứ trong tuần (sáng và chiều), cùng với việc đồng bộ với Dropbox, ta có các file lưu dữ liệu trên Local Hard Disk và trên Internet của 1 tuần gần nhất.

Ngoài ra, cũng có thể thêm Job tháng cho ngày đầu tiên và ngày giữa tháng để đề phòng trường hợp có lỗi suốt tuần mà chưa phát hiện ra.

Kết luận:

Như vậy, để đảm bảo an toàn dữ liệu, máy tính chứa dữ liệu cần được cài đặt và khởi động mỗi khi start windows hai phần mềm:
  • FBackup để ghi lưu folder chứa file Dữ liệu
  • Dropbox để đồng bộ dữ liệu lưu với Dropbox trên mạng Internet

Có thể nhìn thấy chúng đã được khởi động tại Start bar như hình sau:
Các Icon theo thứ tự từ trái qua phải là: Dropbox, LAN, Skype, Windows security, FBackup

FBackup sẽ chạy theo lịch đã định sẵn của từng Job và Dropbox sẽ đồng bộ ngay khi có thay đổi trong Folder đã thiết lập.

Saturday, November 2, 2013

Những cải tiến cơ bản tại TL-FinaMan phiên bản sau ngày 05/11/2013

Trong quá trình sử dụng tại khách hàng đã xuất hiện các yêu cầu cần phải có những sửa đổi nhằm hợp lý các thao tác khi sử dụng chương trình và bổ sung thêm các chức năng phục vụ tốt công tác quản lý.

Sau đây là 2 sửa đổi cơ bản được Update trong thời gian ngay sau 05/11/2013.

1. Thay đổi cách thức nhập mới Đối tượng Thu Chi

Khai tên Đối tượng như bình thường.
Trong quá trình cập nhật mới Phiếu Thu hoặc Phiếu Chi, nhất là thời gian ban đầu, các đối tượng Thu Chi chưa có trong danh mục, hầu hết phải cập nhật mới. Tại đây, đã có những điều khiển chưa hợp lý đối với con trỏ. Người dùng bắt buộc phải dùng đến con chuột để đưa con trỏ tới Box “Đối tượng Thu/Chi:” và phải lựa chọn lại để xác định Đối tượng vừa nhập...

Nếu Đối tượng với tên vừa khai là mới thì chương trình sẽ tự gọi Khai mới.
Để tránh sự lệ thuộc hoàn toàn vào phần mềm quản lý lao động LaborMan, việc thêm mới đối tượng sẽ được thay đổi theo hướng:
  • Có thể thêm mới Đối tượng của cả 4 nhóm: Lao động, Nhân viên, Môi giới và Khác. Không như trước đây chỉ có nhóm Nhân viên và Khác, còn nhóm Lao động và Môi giới thì bắt buộc phải Import.
  • Việc thêm mới sẽ được thực hiện theo cách thuận tiện hơn cho người dùng: Khai để chọn, nếu thấy chưa có thì gọi thêm mới. Mỗi Tên đối tượng phải hoàn toàn khác nhau. Ví dụ: Nếu đã có tên Nguyễn Văn Hùng, muốn khai một tên mới thì phải khai là Nguyễn Văn Hùng Thái Bình, hoặc nếu lại có thêm một Nguyễn Văn Hùng cũng Thái Bình nữa thì phải khai là Nguyễn Văn Hùng Kiến Xương...
  • Nút Import Lao động và Môi giới chỉ nổi lên khi Nhóm Đối tượng lựa chọn là Lao động hoặc Môi giới.
  • Khi sửa phiếu, không có chức năng Import và khai mới. Nếu muốn thêm hoặc sửa Đối tượng thì phải vào danh mục đối tượng để làm.
Khai xong, nhấn Close giá trị mới sẽ được cập nhật vào đúng vị trí.
Như vậy, ngay cả khi không triển khai LaborMan (phần mềm quản lý XKLĐ), thì phần mềm quản lý Thu Chi FinaMan vẫn hoạt động bình thường, với đầy đủ chức năng quản lý.

Tại đây có thể sửa, xóa, và thêm mới Đối tượng Thu Chi

2. Xử lý đối với tạm ứng:

Trong hoạt động Thu Chi, các phát sinh thuộc dạng tạm ứng thường phải được theo dõi đặc biệt hơn. Vì vậy, phiên bản mới của phần mềm FinaMan bổ sung thêm một trường dữ liệu để xác định Phiếu Thu/Chi là phiếu tạm ứng.

Đánh dấu check vào ô Tạm ứng để xác định đây là khoản tạm ứng cần theo dõi
Khi một phiếu Thu/Chi là tạm ứng thì được Check vào ô Tạm ứng. Như vậy:
  • Người sử dụng có thể theo dõi, thống kê các phiếu tạm ứng tại các chức năng thống kê của chương trình;
  • Khi một phiếu Thu/Chi đã được xác định là thực chi, không còn là tạm ứng nữa thì chỉ cần vào phiếu đó, bỏ đi dấu check ở ô Tạm ứng. Như vậy, khi thống kê các phiếu tạm ứng sẽ không còn phiếu đó nữa.
  • Nếu việc hoàn trả Tạm ứng là cách thiết lập một phiếu Thu/Chi khác thì chỉ cần vào lại phiếu đó và đánh dấu Hủy. Một phiếu tạm ứng đã bị hủy thì cũng như các phiếu hủy khác, số tiền Thu/Chi sẽ không tính vào tổng Thu/Chi trong Tổng hợp Quỹ.
Thống kê tất cả các phiếu Tạm ứng. Dễ dàng cho theo dõi...



Saturday, October 12, 2013

Microsoft Office 2003, File format converter

Bạn đang sử dụng bộ công cụ văn phòng Microsoft Office 2003. Vì một lý do nào đó, bạn chưa thể cài bộ mới nhất. Có thể do: Cấu hình máy tính của bạn chưa đủ mạnh; Bạn đang dùng quen, bạn cảm thấy đủ dùng; Hoặc vấn đề bản quyền... Tuy nhiên thì, sau Office 2003, Microsoft đã cho ra các bộ: Office 2007, Office 2010, Office 365, Office 2013...

Như đã nói, với bạn, bộ MS Office 2003 là vừa đủ. Bạn vẫn thấy hoàn toàn đáp ứng công việc của mình. Chỉ có điều, khi giao dịch, trao đổi file với đối tác, bạn gặp rắc rối. Bạn không đọc được các file văn bản có định dạng kiểu Open XML như .docx, .pptx, và .xlsx của đối tác gửi đến, trong khi họ thì đọc tốt các file tài liệu mà bạn gửi đi.

Để giải quyết vấn đề nêu trên, Microsoft có đưa ra một giải pháp. Đó là nâng cấp Office 2003 với bộ công cụ có tên là File Format Converter. Đơn giản, chỉ cần download nó về, chạy, nó sẽ nâng cấp các công cụ như Word, Excel, Powerpoint để bạn có thể đọc, sửa, save lại các file nhận được từ đối tác.

Hơi có một rắc rối trong vấn đề nâng cấp nói trên. Đó là: để cài File Format Converter, bộ Office 2003 của bạn phải đã được nâng cấp lên phiên bản SP3 (Service Pack 3).

Như vậy, công việc của chúng ta có nhiều hơn chút ít. Đó là: đảm bảo nâng cấp Office 2003 lên SP3; sau đó mới cài File Format Converter.

Nâng cấp Office 2003 lên SP3 rồi mới cài Converter

Bạn nên biết rằng Microsoft ra phiên bản đầu tiên của bộ Office 2003 có tên chính xác là Microsoft Office Professional Edition 2003. Phiên bản đầu tiên là bản Standard. Sau đó là SP1, SP2 và cuối cùng là SP3 (có người còn gọi File Format Converter là SP4).

Vậy làm cách nào để bạn có thể biết được, phiên bản mình đang dùng là phiên bản nào?

Đơn giản. Giả như bạn đang dùng công cụ Word chẳng hạn, bạn hãy lên Menu và chọn Help >> About Microsoft Office Word, bạn sẽ thấy cửa sổ sau:

Hình 1. About Microsoft Office Word
Trên hình 1. bạn chả thấy chữ SP nào cả. Đó là do phiên bản mà bạn đang dùng là phiên bản Standard. Chưa một lần được nâng cấp.

Để nâng cấp nó, đúng ra bạn phải làm lần lượt. Từ bản Standard, bạn phải nâng cấp lên SP1, rồi SP2 rồi mới lên SP3. Nhưng ở đây, tôi chỉ làm một lần là nâng cấp thẳng từ Standard lên SP3.

Để lấy bản nâng cấp, bạn có thể lấy luôn cả 2 file bằng cách nhấn vào 2 hình sau rồi nhấn Download.

Hình 2. File Update SP3

Hình 3. File Update Converter
Sau khi có 2 file cài đặt cho việc nâng cấp.

Bước 1. Chạy file nâng cấp SP3:

Bạn hãy chạy file Office2003SP3-KB923618-FullFile-ENU.exe. Công việc sẽ kết thúc bằng thông báo như Hình 4.

Hình 4. Hoàn thiện nâng cấp SP3
Và ngay sau đó phần About của Word cho thấy đã là SP3.

Hình 5. About Microsoft Office Word SP3

Bước 2. Cài File Converters:

Bạn chạy file: FileFormatConverters.exe. Sẽ có những thông báo như Hình 6.

Hình 6. Thông báo trong quá trình nâng cấp và hoàn thành File Format Converter.
Và bây giờ là đọc file .docx bằng Word 2003.

Hình 7. Vô tư, đọc, sửa và save lại file .docx
Nếu xuất phát điểm của bạn là SP1, hoặc SP2 thì bạn cũng phải làm 2 bước trên. Còn khi phiên bản của bạn đã là SP3 thì chỉ còn một việc là Converter.

Chúc các bạn thành công.

Monday, August 26, 2013

Những cải tiến trong quy trình đăng nhập LaborMan Hoàng Long

Bài viết này dành cho việc giới thiệu và hướng dẫn cho người dùng về những thay đổi cải tiến trong quy trình đăng nhập (hay còn gọi là: Login) vào phần mềm LaborMan dùng cho Hoàng Long.

Để sử dụng phần mềm, người sử dụng luôn phải vượt qua quy trình đăng nhập. Quy trình này không chỉ kiểm tra sự đúng đắn của tên người dùng và mật khẩu, mà sau đó còn thực hiện nhiều bước kiểm tra, thiết đặt,... chuẩn bị cho một phiên làm việc mới.

Trong trường hợp mạng máy tính có trục trặc do virus hoặc lỗi phần mềm windows, lỗi mạng... quá trình đăng nhập sẽ kéo dài làm cho người sử dụng phải chờ đợi, sau một lúc lâu mới có thể thực hiện công việc được.
Để khắc phục phần nào hiện tượng này, ngoài việc phải thực hiện các biện pháp cải thiện tốc độ mạng, diệt virus, chỉnh sửa windows,... phần mềm LaborMan đã được tối ưu hóa nhiều lần nhằm giúp người sử dụng không phải chờ đợi nhiều khi bắt tay vào công việc mỗi phiên làm việc mới.

Một trong những cải thiện mà người dùng cần lưu ý được xây dựng gần giống như việc hình thành cookie trong duyệt trang web của các phần mềm Browser. Nghĩa là, nếu người sử dụng của phiên làm việc mới vẫn là người cũ (người đã đăng nhập vào phiên làm việc trước đó) thì chương trình sẽ lấy toàn bộ thiết đặt cũ mà không phải làm lại. Điều này thường xẩy ra thường xuyên vì mỗi người một máy tính, một bàn làm việc, hàng ngày tắt đi khi ra về và bật lên mỗi sáng đến làm việc...

Trong trường hợp, người dùng khác với người dùng của phiên làm việc trước đó thì chương trình sẽ tự động nhắc nhở đồng thời đưa các thiết lập về mo (về không, về null...). Người sử dụng mới, nếu muốn làm việc theo thiết đặt quyền năng của mình cần phải thực hiện một quy trình gọi là “Lấy bảng quyền mới cho User”. Quy trình này được thực hiện riêng lẻ và không mất nhiều thời gian chờ đợi.

Thông báo người dùng mới, khác với phiên làm việc trước






Đưa thiết lập của người dùng về mo (về không, về null)






Thực hiện lấy Bảng quyền mới cho User







Thiết lập cho người dùng mới đã sẵn sàng cho phiên làm việc.

Như vậy là một quá trình cải tiến công cụ làm việc đã được thực hiện nhằm đem đến sự thoải mái, tiện lợi nhất cho người dùng.

Tuy nhiên, việc xử lý còn cần phải tiếp tục hoàn thiện, nhờ sự hỗ trợ từ phía người dùng. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để phần mềm ngày càng hoàn thiện hơn, trợ giúp đắc lực cho công việc quản lý của doanh nghiệp.

Friday, June 7, 2013

Công nghệ thông tin và nông nghiệp là tương lai của kinh tế Việt Nam

"Có nhiều hướng phát triển. Hầu hết là kế hoạch, chiến lược hoặc đang trong quá trình thử nghiệm. Nhưng một điều tôi đã nhắc lại nhiều lần: Chỉ có 2 ngành mới đích thực là tương lai của kinh tế Việt Nam: Ngành IT (Công nghệ thông tin) và ngành Nông nghiệp" – Tiến sĩ Alan Phan – doanh nhân có hơn 43 năm kinh nghiệm tại Mỹ và Trung Quốc, hiện được biết tới nhiều trong nước với tư cách một chuyên gia kinh tế, chia sẻ quan điểm về định hướng phát triển kinh tế Việt Nam.

Lúa gạo, sản phẩm chủ lực của nông nghiệp Việt nam

Dồi dào nguồn tài nguyên trí tuệ

Tại sao ngành IT lại là tương lai của kinh tế Việt Nam và lại được đặt lên hàng đầu? Thứ nhất dân số Việt Nam là dân số trẻ. Ngành IT rất cần chất xám về sự sáng tạo, năng động; điều đó cần phải có những đầu óc trẻ. Tôi nghĩ ở Việt Nam, đó là một tài nguyên rất dồi dào.

Cái thứ hai của IT là việc học không tuỳ thuộc lắm vào từ chương sách vở mà phụ thuộc rất lớn vào sự khám phá, sáng tạo của bản thân từng cá nhân. Người học ngành này, ngay cả khi phải ôm đồm những môn học không liên quan, nhưng khi đã nắm được kiến thức cơ bản rồi, vẫn có thể đi ra để lập trình hay tự tìm tòi trên mạng, sử dụng mạng thành thạo như một công cụ để làm việc.

Một câu chuyện mới đây thôi, tôi lên trang Amazon (website bán lẻ trực tuyến của Công ty thương mại điện tử đa quốc gia đóng tại Hoa Kỳ) mua mấy món đồ cần. Một việc rất bình thường khi tôi ở Hoa Kỳ, nhưng ở Việt Nam thì không sao thực hiện được. Bởi vì những trang mạng tại Việt Nam khi check vào để thực hiện giao dịch mua hàng thì máy chủ ở Mỹ chặn hết.

Tôi hỏi anh bạn là một trong những chuyên gia hàng đầu về IT ở Mỹ: Tại sao lại có hiện tượng đó? Anh bạn tôi giải thích: Ngày xưa khi internet mới bắt đầu, những tay hacker giỏi nhất là bên Đông Âu; nhưng bây giờ giỏi nhất là hacker ở Việt Nam và Trung Quốc. Thế nên, cứ các địa chỉ mạng xuất phát từ Việt Nam đi là thế giới người ta đề phòng. Tức là trí thông minh của người mình rất tuyệt vời; có điều trí thông minh ấy (ở đây đang nói trong lĩnh vực IT) phần lớn lại chưa được định hướng.

Đó là một cái đáng buồn. Nhưng mặt khác nó lại chứng minh là người mình có đủ kỹ năng và trí tuệ để cạnh tranh với thế giới về IT, nếu chúng ta có định hướng cho lớp trẻ sử dụng trí tuệ của mình. Thành ra tôi nghĩ đó là một hướng đi tốt cho tương lai của kinh tế đất nước. Thêm nữa, IT đâu cần đường sắt cao tốc, đâu cần nhà máy điện nguyên tử, nó chỉ cần một đường truyền thật là tốt là có thể kết nối với cả thế giới.

Quan trọng là biết nắm bắt cơ hội

Cái lợi thế thứ hai tôi cũng cho là tương lai của kinh tế đất nước, đó là nông nghiệp. Việt Nam mình có may mắn là khí hậu rất ôn hòa, thổ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lại có thêm vùng biển bao la để khai thác ngư nghiệp. Có thể nói đây là mặt mạnh của Việt Nam ngay cả so với Trung Quốc. Mình muốn làm về ôtô để mà cạnh tranh với Trung Quốc thì nên quên nó đi, ngay cả với Thái Lan mình cũng không đủ sức cạnh tranh.

Công nghiệp đóng tàu thì chúng ta đều biết nó gây hậu quả với môi trường là như thế nào rồi, những nước phát triển không ai còn làm nữa nên mới mang sang ta, vì thế nên dừng càng sớm càng tốt. Tất cả những cái đó không phải là tương lai đất nước; dù rằng vẫn có những trường hợp đặc biệt có sự đột phá, nhưng phần lớn người dân Việt Nam vẫn là những người sống về nghề nông; nếu cho họ một môi trường để tự phát triển, đem tới những công nghệ mới nhất từ Israel, từ Hoa Kỳ, từ châu Âu … thì sức đột phá nông nghiệp Việt Nam có thể nói sẽ rất cao.

Tôi lấy ví dụ là cà phê. Chúng ta trồng cà phê 100 năm nay sản lượng không tăng, chất lượng không cải thiện. Chúng ta ở trong nhóm những quốc gia xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới, nhưng thương hiệu hoàn toàn không có, chất lượng không được đánh giá cao, chỉ là xuất khẩu nguyên liệu thô để người ta chế biến mà thôi. Dù “ông chủ” cà phê Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ cũng là bạn tôi, lúc nào cũng ca tụng thương hiệu của mình, nhưng thực tình trên thế giới không ai biết đến. Câu chuyện xuất khẩu gạo cũng tương tự như vậy.

Vậy nên mới nói là cần phải có sự đột phá. Chẳng hạn thay vì trồng điều chúng ta có thể trồng cây vani giá trị kinh tế hơn rất nhiều, với thời giá bây giờ trên thế giới 1 kg khoảng hơn 20.000 USD; ngay cả việc nuôi cá xuất khẩu, tôi có một anh bạn hiện đang chuyển hướng hoạt động mạnh trong việc nuôi cá tầm để lấy trứng bán mấy ngàn USD/kg thay vì đi bán cá tra như trước…

Tất cả cơ hội nằm ở đó, nhưng phải biết nắm bắt. Muốn nắm bắt được thì phải có chất xám, có tìm tòi suy nghĩ; mà quan trọng nhất là phải dám đột phá thì mới dám tận dụng các chất xám được cung cấp hay tự tìm tòi học hỏi được.

Nguồn: Báo GD&TĐ

Make cash money just by uploading
videos to YouTube!

Sunday, January 13, 2013

Hỏi/Đáp những vấn đề thường gặp trong sử dụng LaborMan

Nhằm hỗ trợ người dùng trong quá trình sử dụng phần mềm quản lý XKLĐ LaborMan, chúng tôi xin trình bày các vấn đề thường gặp dưới dạng hỏi đáp. Ngoài ra, người sử dụng luôn có thể trình bày các khúc mắc của mình dưới dạng Comment ở phía dưới của các bài viết liên quan. Chúng tôi luôn sẵn sàng trả lời, hồi đáp sớm nhất.

Bạn có thể bấm vào các câu hỏi dưới đây để xem phần trả lời chi tiết:

Tôi không biết đâu là file chương trình?

Các phiên bản phần mềm LaborMan – Quản lý XKLĐ đều có 2 file. Một file chứa dữ liệu và một file chứa chương trình. Khi làm việc, các file chứa chương trình đều móc tới file chứa dữ liệu để: hoặc lấy dữ liệu cũ ra xem – xóa – sửa, hoặc cập nhật dữ liệu mới vào...

File chứa dữ liệu dùng chung cho mọi người, còn file chương trình thì mỗi máy tính trong mạng chạy một file riêng.

File chương trình thường có tên file có bao hàm chữ LaborMan và có đuôi là .mde. Ví dụ: VTR-LaborManTW.mde.

File dữ liệu thường có tên file có bao hàm chữ Data và có đuôi là .mde. Ví dụ: VTR-DataTW.mde.

Hỏi: Hàng ngày, do đã có sẵn nên tôi thường kích đúp chuột trái vào một Shortcut trên màn hình (biểu tượng trên màn hình Desktop) để chạy chương trình Quản lý XKLĐ, nay có trục trặc, tôi không biết thực chất cái file chương trình đó là file nào trên ổ cứng của tôi?

Trả lời: Đơn giản, bạn hãy kích chuột phải vào cái Shortcut mà hàng ngày bạn hay dùng rồi chọn Properties để xem các thông số của Shortcut đó. Trong đó có tên file và đường dẫn tới nó.

Hình 1a. minh họa khi kích chuột phải vào Shortcut để gọi Properties, Hình 1b. minh họa các thông số của Shortcut:
Bấm chuột phải để gọi Properties của Shortcut
Hình 1a.
Kích chuột phải vào Shortcut rồi chọn Properties.
Properties của Shortcut dùng cho LaborMan
Hình 1b.
Thông số có tên là Target của Shortcut cho thấy
tên file và đường dẫn tới file
Hoặc đơn giản hơn nữa là bạn chỉ cần đứng con trỏ vào Shortcut đó, bạn sẽ thấy hiện thông số cơ bản như ví dụ được minh họa tại hình 1c.
Properties của Shortcut dùng cho LaborMan
Hình 1c.
Cách đơn giản để biết được rằng thực chất Shortcut này
trỏ đến file có tên là: VTR-LaborManTW.mde
và được chứa tại Folder: D:\asShVTR-Tan.
Tóm lại, nhờ cách lấy thông số của Shortcut mà ta có thể biết được chính xác tên file, đường dẫn tới file trên ổ cứng. Sau đó thông qua MyComputer ta có thể tìm đến file để copy hoặc làm gì đó với file.

Đây là cách tìm file hay dùng bởi nhiều khi với cùng 1 tên file như nhau, nhưng ta để ở nhiều nơi trên ổ cứng và thực chất ta không biết là file nào mới là file chính thức ta đang chạy nó hàng ngày.

Tôi không biết đâu là file Data của phần mềm đang chạy?

Các phiên bản phần mềm LaborMan – Quản lý XKLĐ đều có 2 file. Một file chứa dữ liệu và một file chứa chương trình. Khi làm việc, các file chứa chương trình đều móc tới file chứa dữ liệu để: hoặc lấy dữ liệu cũ ra xem – xóa – sửa, hoặc cập nhật dữ liệu mới vào...

File chứa dữ liệu dùng chung cho mọi người, còn file chương trình thì mỗi máy tính trong mạng chạy một file riêng.

File chương trình thường có tên file có bao hàm chữ LaborMan và có đuôi là .mde. Ví dụ: VTR-LaborManTW.mde.

File dữ liệu thường có tên file có bao hàm chữ Data và có đuôi là .mde. Ví dụ: VTR-DataTW.mde.

Hỏi: Tôi được nhắc nhở là phải thường xuyên Backup dữ liệu phòng khi có vấn đề. Tôi đã được hướng dẫn cách làm nhưng lại không biết chắc chắn đâu là file dữ liệu cần phải làm Backup?

Trả lời: Nếu bạn đang chạy file chương trình thì bạn có thể thấy ngay rằng hiện bạn đang kết nối với file dữ liệu nào bằng cách nhìn vào form chính như hướng dẫn tại Hình 2a.
Properties của Shortcut dùng cho LaborMan
Hình 2a.
Tên file và đường dẫn tới file dữ liệu mà Chương trình
đang kết nối làm việc hàng ngày.
Lưu ý: Tên và đường dẫn trong Hình minh họa 2a. chỉ là ví dụ. Tên chính thức phải được lấy ngay trên màn hình của bạn.