Thursday, December 2, 2021

Những vấn đề xung quanh việc share folder lên mạng

Thông thường, để share một folder trên ổ cứng lên mạng thì chỉ cần kích chuột phải vào folder đó rồi chọn Share with >> Specific people...

Cơ bản ta phải đưa thêm đối tượng Everyone vào danh sách được nhận share bằng cách chọn rồi add.

Chọn mức quyền hạn là Read/Write, sau đó thì nhấn Share. Ta sẽ nhìn thấy màn hình kết thúc share.

Sau khi nhấn Done, share xong, ta sẽ nhìn thấy ở hàng dưới của Explore có đề: "Shared with: Sonhai, Everyone".

Việc đơn thuần share một folder với quyền hạn Read/Write chỉ có vậy. Tuy nhiên, với định dạng ổ cứng NTFS thì ta có thể cấp quyền một cách chi tiết hơn. Để cấp quyền hạn chi tiết thì ta phải vào setup Properties cho folder share như sau:

Tại đây ta thấy bảng Permissions for Everyone với 6 quyền được cấp (Allow). Tất nhiên, với windows có tới 14 quyền được phép cấp hoặc cấm, trong đó quan trọng nhất là việc cấm quyền xóa các thứ có trong folder, thậm chí còn không cho xem. Cách làm có thể thấy qua hình sau: Advanced/Change Permisions/Edit/...


Như vậy ta có thể setup để Everyone chỉ có thể Read and Write các file nằm trong folder shared, nhưng không được xóa bỏ. Và nếu không cho quyền nhìn thấy những file trong folder thì thậm chí không thể copy đi đâu. Trong khi đó, với tên user (ví dụ: sonhai) thì lại có toàn quyền...

Sunday, April 18, 2021

Cơ bản về thị trường XKLĐ Hungary năm 2021

Chi phí xkld Hungary 2021, xkld Hungary phí bao nhiêu, lương cơ bản ở hungary 2021, có nên đi xkld Hungary 2021, phí xuất cảnh Hungary 2021, xkld Hungary, Tìm việc làm tại Hungary 2021.... là những câu hỏi mà các bạn đang đặc biệt quan tâm. Hãy cùng chúng tôi bắt đầu tìm hiểu và khám phá về thị trường xuất khẩu lao động Hungary 2021. Chắc chắn các câu hỏi phỏng vấn khi các bạn xin visa tại đại sứ quán sẽ bao gồm những kiến thức này.

Hiện tại, việc phỏng vấn xin visa Hungary đạt 100% và thường trong khoảng 3-4 tháng sau khi được cung cấp đủ hồ sơ, thi tuyển và được chọn bởi chủ sử dụng lao động. Đây là cơ hội cực hiếm vì trước đó thời gian xét duyệt visa thường từ 5-6 tháng và tỷ lệ thấp hơn rất nhiều.

Tổng quan về đất nước Hungary 2021

Tiếng Hungary: Magyarország, là một quốc gia không giáp biển thuộc khu vực Trung Âu. Nước này tiếp giáp với Slovakia về phía bắc, Áo về phía tây, Slovenia về phía tây nam, Croatia và Serbia về phía nam, România về phía đông và Ukraina về phía đông bắc. Thành phố Budapest là thủ đô của Hungary. Nước này là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như OECD, NATO, Liên minh châu Âu và Hiệp ước Schengen. Ngôn ngữ chính thức tại Hungary là tiếng Hungary, hay còn gọi là tiếng Magyar - một ngôn ngữ thuộc nhóm Finn-Ugria có liên hệ gần với tiếng Phần Lan và tiếng Estonia. Tiếng Hungary là một trong bốn ngôn ngữ chính thức của Liên minh châu Âu không thuộc hệ ngôn ngữ Ấn-Âu.

Từ năm 2011 Hungary đã là thành viên chính thức của hiệp ước Schengen - Hiệp ước tự do đi lại trong các nước của khối Châu Âu.

Khí hậu lục địa ẩm ướt thuận lợi cho nông nghiệp.

Nông nghiệp tại Hungary khá thuận lợi, vì thế các đơn hàng xuất khẩu lao động nông nghiệp tại hungary thường nhiều hơn các đơn hàng xuất khẩu lao động ở các nước châu Âu khác.


Thủ đô:

Budapest là thủ đô của Hungary, được mệnh danh là “Trái tim của châu Âu”. Cái tên tuyệt đẹp này là sự hợp nhất của hai thành phố lớn tương phản nhau là Buda và Pest thuộc hai bên bờ sông Danube.

Thủ đô Budapest là một trong số những thành phố có vị trí độc đáo và đẹp nhất châu Âu. Con sông Danube trong xanh chảy qua trung tâm thành phố lịch sử này và chia thành phố thành hai phần hoàn toàn tương phản nhau. Phía bờ trái là thành phố Bu-đa được xây dựng trên một ngọn đồi với nhiều tòa lâu đài tuyệt đẹp. Trong khi đó thành phố Pest nằm phía bờ phải được xây dựng trên một bình nguyên gồm những tòa nhà cổ kính thời trung cổ. Có tới chín cây cầu bắc qua sông Ða-nuýp đoạn chạy qua thủ đô Budapest, trong đó có cây cầu Lan-chít được xây dựng đầu tiên vào năm 1849, đã trở thành biểu tượng của Budapest. Từ giữa thế kỷ 19 Budapest đã là điểm nóng của ngành xây dựng.


Sau khi được là thành viên của khối Schengen và một số các khối khác như liên minh Châu Âu, NATO... Hungary phát triển mạnh về ngành công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng nên hiện tại Hungary đang và vẫn cần một số lượng vô cùng lớn lao động. Đây cũng là điểm sáng cho những lao động muốn tới các nước phát triển bậc nhất thế giới làm việc và sinh sống, định cư lâu dài.

Trong năm 2021, dân số của Hungary dự kiến sẽ giảm -26.188 người và đạt 9.620.092 người vào đầu năm 2022. Gia tăng dân số tự nhiên được dự báo là âm vì số lượng sinh sẽ ít hơn số người chết đến -32.928 người. Nếu tình trạng di cư vẫn ở mức độ như năm trước, dân số sẽ tăng 6.740 người. Điều đó có nghĩa là số người chuyển đến Hungary để định cư sẽ chiếm ưu thế so với số người rời khỏi đất nước này để định cư ở một nước khác.

Xkld Hungary phí bao nhiêu?

Dựa trên các ngành nghề, mục đích của người lao động và thời điểm dẫn tới chi phí xkld Hungary có thể thay đổi.

Lương cơ bản ở Hungary 2021?

Lương cơ bản khi đi xklđ Hungary dao động từ 600 tới 1500 Euro nếu làm việc đơn thuần ở các nhà máy. Và tùy từng ngành nghề và độ lành nghề của người lao động mà mức thu nhập sẽ có thể thay đổi.

Có nên đi xuất khẩu Hungary 2021?

Với mức lương được cho là khá hấp dẫn như vậy những chi phí đi xuất khẩu lao động Hungary lại có chi phí đi khá mềm. Nếu may mắn đúng dịp có đơn hàng tốt, người lao động chỉ phải trả mức phí trên dưới 50 triệu đồng cho một đơn hàng xuất khẩu lao động Hungary hai năm. Hầu hết những đơn hàng xuất khẩu lao động Hungary đều được chủ lao động chi trả tiền ăn, chỗ ở và vé máy đi về nước khi hợp đồng lao động đã kết thúc. Vì thế, tiền lương của lao động hoàn toàn có thể được bảo toàn để gửi về gia đình.


Friday, April 9, 2021

Chủ động ứng phó trong xuất khẩu lao động

 Năm 2021, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) điều chỉnh chỉ tiêu đưa người ra nước ngoài làm việc xuống còn 90 nghìn người. Dịch Covid-19 đã tác động khá sâu sắc đến thị trường xuất khẩu lao động (XKLĐ) toàn cầu, điều đó đòi hỏi Việt Nam cần có sự ứng phó chủ động hơn nữa.

Người lao động cần trau dồi thêm các kỹ năng mềm trong thời gian chờ đi lao động tại nước ngoài.

Trước tình hình dịch bệnh còn diễn biến phức tạp trên toàn cầu, Bộ LĐ-TB&XH đã xác định, để đưa người ra ngoài nước làm việc ngay sau khi các nước kiểm soát được dịch bệnh hoặc kết thúc dịch bệnh, đòi hỏi các địa phương, công ty XKLĐ phải có sự chuẩn bị tích cực hơn nữa. Trong đó, cần chú ý tới chất lượng lao động và đẩy mạnh tìm kiếm thêm đối tác mới để nâng cao thu nhập cho lực lượng đi làm việc ở nước ngoài. Các cơ quan quản lý nhà nước đang tích cực tập trung chuẩn bị cho các thị trường có thu nhập cao, ổn định với hai kịch bản ứng phó hai tình huống kiểm soát được dịch bệnh và chưa kiểm soát được dịch bệnh.  

Trước mắt, xây dựng, sửa đổi bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật và đàm phán, ký kết thỏa thuận quốc tế; tiếp tục chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thiện thể chế, xây dựng dự thảo trình Bộ LĐ-TB&XH, để trình Chính phủ ra Nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi) đã được thông qua; đàm phán với phía Hàn Quốc về kế hoạch thi và chỉ tiêu tuyển chọn lao động đi làm việc năm 2021 theo chương trình EPS; cùng Ban Quản lý lao động Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc) trao đổi và thống nhất với phía Đài Loan chuẩn bị tổ chức Hội nghị lao động chung lần thứ 6 tại Việt Nam, khi tình hình dịch Covid-19 được kiểm soát.

Triển khai ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Cục Quản lý lao động ngoài nước và Cơ quan Xúc tiến đầu tư thương mại Hàn Quốc (KOTRA) về phái cử và tiếp nhận lao động ngành hàn đóng tàu theo visa E-7. Hướng dẫn các địa phương tiếp tục thực hiện thí điểm đưa người lao động đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc theo Thỏa thuận giữa các địa phương của hai nước. Ngoài ra, còn triển khai Bản ghi nhớ hợp tác về đưa lao động kỹ năng đặc định Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản và các bản ghi nhớ đã ký với các hiệp hội, nghiệp đoàn, các tỉnh của Nhật Bản, phối hợp Nhật Bản tổ chức các kỳ thi tiếng Nhật và tay nghề cho lao động. Phối hợp Văn phòng Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) để xây dựng dự án kết nối người lao động Việt Nam và doanh nghiệp tuyển dụng.

Thứ trưởng LĐ-TB&XH Lê Tấn Dũng cho biết: “Chúng ta cũng phối hợp Cơ quan đại diện Việt Nam tại các nước có lao động Việt Nam để thông tin, hướng dẫn kịp thời các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài an toàn trong điều kiện dịch bệnh chưa chấm dứt. Cần phải có những sự làm việc, chuẩn bị tạo nguồn tích cực như vậy để khi dịch bệnh được khống chế thì chúng ta chủ động trong XKLĐ, bởi nhu cầu sử dụng nhân lực nước ngoài của các nước phát triển trên thế giới là rất lớn”.

Thứ trưởng Lê Tấn Dũng lưu ý thêm, trong thời gian chờ đợi, những lao động chờ đi XKLĐ có thể tiếp tục trau dồi thêm ngoại ngữ, tìm hiểu văn hóa của đất nước mà mình sẽ đến làm việc. Ngoài ra sẽ được tư vấn, giới thiệu việc làm trong nước nếu có nhu cầu.

HÀ LÊ

Tuesday, March 30, 2021

Hé lộ “sự thật” cuộc sống ở Nhật Bản của lao động Việt

Xuất khẩu lao động là một cụm từ quá quen thuộc với các bạn trẻ tại Việt Nam có mong muốn được làm việc tại nước ngoài. Việt Nam được xem là quốc gia có lượng lao động xuất khẩu sang nước ngoài chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là Nhật Bản. Nhiều người tò mò về cuộc sống ở Nhật của người lao động cũng như công việc ở đây có thật sự như lời giới thiệu? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Cuộc sống của thực tập sinh Việt Nam sau khi sang Nhật như thế nào? 

Thực tế về cuộc sống ở Nhật Bản của lao động Việt Nam 

Sau khi nhập cảnh vào quốc gia Nhật Bản, nghiệp đoàn sẽ tiếp nhận và bố trí chỗ ăn ở cho thực tập sinh. Thời gian ở nghiệp đoàn khoảng 1 tháng. Tại đây, các bạn thực tập sinh sẽ được học tiếng Nhật và nội quy quy định ở xí nghiệp. Đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết cho người lao động khi sinh sống ở Nhật. 

Sau đó, thực tập sinh sẽ được nghiệp đoàn đưa về xí nghiệp tiếp nhận công việc và bắt đầu làm việc. Thường thì chỗ làm việc gần với chỗ ở, nên các bạn có thể đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp đến chỗ làm. So với Việt Nam, cách sinh hoạt ở Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Đặc biệt là giao thông tại Nhật Bản, cách bỏ rác ở Nhật, ...Chính vì vậy, để sớm thích nghi với cuộc sống tại Nhật Bản. Các bạn thực tập sinh cần phải tìm hiểu và thay đổi sao cho phù hợp. 

Phương tiện di chuyển chủ yếu của lao động Việt tại Nhật Bản là xe đạp 

Môi trường làm việc tại Nhật Bản có thực sự chuyên nghiệp ?

Người Việt thường có thói quen “đi trễ về sớm” và không chuyên tâm vào công việc. Vì vậy, khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật, người lao động cần phải làm quen với một môi trường mới, nghiêm khắc và hiện đại hơn. Đối với người Nhật, thời gian là việc vô cùng quan trọng vì thế họ luôn đi đúng giờ hoặc sớm hơn. Việc đi trễ được xem là lỗi rất nặng dù chỉ là 1 phút cũng không thể chấp nhận được, với bất kì mọi lý do nào.

Môi trường làm việc tại Nhật Bản rất chuyên nghiệp và hiện đại 

Rào cản ngôn ngữ của người lao động khi xuất khẩu lao động sang Nhật

Việc đầu tiên khiến đa số người lao động hoang mang khi muốn xuất khẩu lao động chính là ngoại ngữ. Những năm gần đây, các công ty phái cử  ngày càng hiện đại, các thủ tục đầy đủ để sang Nhật như việc xin visa đều được lo đầy đủ. Nhiệm vụ chính của người lao động chính là trau dồi vốn ngoại ngữ, đây chính là khó khăn, là rào cản lớn nhất khi xuất khẩu lao động mà ai cũng cần vượt qua.

Thông thường, sau khi trúng tuyển đơn hàng, thời gian học tiếng Nhật để xuất cảnh đi Nhật làm việc dao động từ 4-6 tháng. Người lao động sau khi hoàn thành khóa học sẽ có thể giao tiếp cơ bản với người bản xứ. Tuy nhiên, để thực sự đạt trình độ giao tiếp tốt, phản xạ tiếng Nhật nhanh, người lao động cần nỗ lực trau dồi trong quá trình làm việc tại Nhật. Chỉ như thế người lao động Việt Nam mới thực sự xoá bỏ được rào cản ngôn ngữ.

Văn hóa giao tiếp tại Nhật Bản - thực tập sinh cần tìm hiểu 

Chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản có “đắt đỏ”?

So với Việt Nam, chi phí sinh hoạt tại Nhật có phần “đắt đỏ” hơn khá nhiều. Tuy nhiên, thay vào đó, mức thu nhập của người lao động tại Nhật lại cao hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, trong quá trình sinh sống ở Nhật, người lao động cần phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Để khi kết thúc thời gian làm việc ở Nhật, người lao động có thể dành dụm cho mình một số vốn trở về nước.

Khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật, mục đích chính của người lao động là làm việc để kiếm được thu nhập ổn định. Hiểu được nhu cầu đó, các công ty Nhật Bản luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để người lao động Việt có thể làm thêm giờ để tăng thu nhập.

So với Việt Nam, chi phí sinh hoạt tại Nhật khá đắt đỏ 

Các bạn trẻ mới sang Nhật sẽ chưa quen với môi trường làm việc thường bị sốc hoặc sẽ cảm thấy vô cùng áp lực. Tuy nhiên, làm việc tại Nhật vẫn có khung thời gian quy định theo luật pháp, người lao động được phép tăng ca nhưng chỉ trong phạm vi thời gian cho phép. Nên chỉ sau một khoảng thời gian, lao động Việt đã dần thích nghi với công việc và cuộc sống ở Nhật. 

Đối với một số bạn chưa đi XKLĐ thường có ý nghĩ rằng đi xuất khẩu lao động sang Nhật sung sướng, cuộc sống tại Nhật Bản chỉ toàn “thảm hoa” thì cần nên cân nhắc lại. Bởi dù sinh sống và làm việc tại Việt Nam hay Nhật Bản, người lao động đều phải chăm chỉ, siêng năng thì mới có thể hoàn thành giấc mơ của mình được.

Cuộc sống tại Nhật Bản dù không "màu hồng" như nhiều bạn tưởng tượng nhưng cũng không thể gọi là khổ cực, vất vả. Chỉ cần bạn có việc làm và chăm chỉ làm việc thì nhất định có thể sống một cuộc sống vui vẻ tại Nhật. Nếu bạn đang có ý định xuất khẩu lao động sang Nhật thì nên trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết và đừng ngại thử sức nhé! Hãy liên hệ với Công ty xklđ uy tín JVNET nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp nhé.

jvnet.vn

Sunday, March 21, 2021

Từng bước khôi phục hoạt động Xuất khẩu lao động

Hoạt động Xuất khẩu lao động là một trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, sau ngành hàng không, khách sạn và du lịch. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang phải gồng mình để duy trì hoạt động vì doanh thu sụt giảm trầm trọng.

Doanh nghiệp Xuất khẩu lao động phải đảm bảo phòng dịch cho người lao động.

Trước tình hình đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB&XH) đã đưa ra nhiều giải pháp để từng bước khôi phục và thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu lao động theo hợp đồng.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động “lao đao” vì dịch Covid-19

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo và Khai phát Nguồn nhân lực Futurelink cho biết, năm 2020, công ty của anh bị sụt giảm doanh số nghiêm trọng, số lao động xuất cảnh giảm 40%, số lao động tuyển mới giảm 30%.

Năm 2021, với diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam và trên thế giới vẫn còn phức tạp, hoạt động xuất khẩu lao động vẫn chưa có triển vọng khả quan. Ông Tuấn hi vọng, hết năm 2021 hoạt động xuất khẩu lao động sẽ có thể hồi phục.

Theo đại diện của Công ty CP Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Tràng An, năm 2020, công ty chỉ hoàn thành được 40% kế hoạch năm. Dịch Covid-19 khiến nhiều thị trường đóng cửa, không nhận lao động, nhiều thị trường giảm nhận lao động do số lượng việc làm giảm. Để duy trì hoạt động, công ty phải cắt giảm nhân sự, giảm lương, tiết kiệm triệt để chi phí.

Với tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, trong năm 2021, vị đại diện này cho biết, hoạt động xuất khẩu lao động vẫn còn rất nhiều khó khăn. Ở trong nước, dịch bệnh đã lan ra 10 tỉnh, thành, do đó công tác tuyển lao động mới không thể triển khai rộng rãi. Các thị trường lao động nước ngoài cũng hạn chế tiếp nhận lao động, hiện thị trường Nhật Bản đã dừng cung cấp visa cho lao động nước ngoài.

Cũng theo vị đại diện này, thị trường Nhật Bản không ổn định, lúc thì mở cửa cho phép tiếp nhận lao động, lúc lại dừng, căn cứ vào tình hình dịch bệnh nước họ và tình hình dịch bệnh ở nước cung ứng lao động. Hơn nữa, số lượng việc làm ở thị trường này cũng giảm đi nhiều.

Vị đại diện này đánh giá, thị trường ổn định nhất trong tình hình này là Đài Loan. Đài Loan vẫn duy trì tiếp nhận lao động nước ngoài, lao động phổ thông sang thị trường này làm việc có thể nhận mức thu nhập 18 triệu đồng trở lên, chưa tính tiền làm thêm. Ngoài ra, thị trường châu Âu vẫn tiếp nhận lao động, nhưng số lượng hạn chế.

Đảm bảo an toàn cho lao động xuất cảnh  

Năm 2021, Bộ LĐ - TB&XH đưa ra mục tiêu đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định. Ông Đặng Sĩ Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ - TB&XH) cho biết, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam về cơ bản đã khống chế được sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, từng bước nới lỏng các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội để khởi động lại và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, trong đó có việc tiếp nhận trở lại lao động nước ngoài vào làm việc.

Để từng bước phục hồi lại hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình và trạng thái bình thường mới tại Việt Nam, cũng như tại các quốc gia tiếp nhận lao động, Bộ LĐ - TB&XH đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp. Theo đó, Bộ LĐ - TB&XH đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, từng bước khôi phục và thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đối với thị trường tiếp nhận lao động không có chính sách hạn chế về việc xuất - nhập cảnh, tiếp nhận lao động nước ngoài, Bộ LĐ - TB&XH đề nghị các doanh nghiệp chủ động trao đổi với đối tác nước ngoài trên cở sở chính sách, quy định của nước sở tại để bảo đảm người lao động nhập cảnh hợp pháp, an toàn, bảo đảm tối đa quyền lợi của người lao động trong trường hợp phải thực hiện cách ly sau khi nhập cảnh. Bảo đảm việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế cho người lao động trong trường hợp nghi hoặc bị nhiễm dịch bệnh.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần thông tin đầy đủ, rõ ràng tới người lao động các chính sách người lao động được hưởng, trách nhiệm người lao động phải thực hiện liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, quán triệt người lao động chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về y tế của cơ quan chức năng Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận.

Thực hiện đầy đủ các chế độ tiền lương, sinh hoạt của người lao động theo hợp đồng đã ký và quy định sở tại trong trường hợp phải khám, chữa bệnh; giãn, giảm giờ làm, nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Đối với các công tác tư vấn, tuyển chọn, đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện những hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương về phòng, chống dịch Covid-19; kết hợp đào tạo trực tuyến đối với lao động chưa thể tập trung đào tạo trực tiếp./.

Trong năm 2021, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện thể chế, xây dựng dự thảo trình Bộ LĐ - TB&XH để trình Chính phủ ban hành nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Đồng thời, cục tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tình hình của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tổ chức đưa người lao động hết hạn hợp đồng về nước.  

Việt Dũng