Tuesday, March 30, 2021

Hé lộ “sự thật” cuộc sống ở Nhật Bản của lao động Việt

Xuất khẩu lao động là một cụm từ quá quen thuộc với các bạn trẻ tại Việt Nam có mong muốn được làm việc tại nước ngoài. Việt Nam được xem là quốc gia có lượng lao động xuất khẩu sang nước ngoài chiếm tỷ lệ cao, đặc biệt là Nhật Bản. Nhiều người tò mò về cuộc sống ở Nhật của người lao động cũng như công việc ở đây có thật sự như lời giới thiệu? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết này nhé.

Cuộc sống của thực tập sinh Việt Nam sau khi sang Nhật như thế nào? 

Thực tế về cuộc sống ở Nhật Bản của lao động Việt Nam 

Sau khi nhập cảnh vào quốc gia Nhật Bản, nghiệp đoàn sẽ tiếp nhận và bố trí chỗ ăn ở cho thực tập sinh. Thời gian ở nghiệp đoàn khoảng 1 tháng. Tại đây, các bạn thực tập sinh sẽ được học tiếng Nhật và nội quy quy định ở xí nghiệp. Đồng thời trang bị những kiến thức cần thiết cho người lao động khi sinh sống ở Nhật. 

Sau đó, thực tập sinh sẽ được nghiệp đoàn đưa về xí nghiệp tiếp nhận công việc và bắt đầu làm việc. Thường thì chỗ làm việc gần với chỗ ở, nên các bạn có thể đi bộ hoặc di chuyển bằng xe đạp đến chỗ làm. So với Việt Nam, cách sinh hoạt ở Nhật Bản có nhiều điểm khác biệt so với Việt Nam. Đặc biệt là giao thông tại Nhật Bản, cách bỏ rác ở Nhật, ...Chính vì vậy, để sớm thích nghi với cuộc sống tại Nhật Bản. Các bạn thực tập sinh cần phải tìm hiểu và thay đổi sao cho phù hợp. 

Phương tiện di chuyển chủ yếu của lao động Việt tại Nhật Bản là xe đạp 

Môi trường làm việc tại Nhật Bản có thực sự chuyên nghiệp ?

Người Việt thường có thói quen “đi trễ về sớm” và không chuyên tâm vào công việc. Vì vậy, khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật, người lao động cần phải làm quen với một môi trường mới, nghiêm khắc và hiện đại hơn. Đối với người Nhật, thời gian là việc vô cùng quan trọng vì thế họ luôn đi đúng giờ hoặc sớm hơn. Việc đi trễ được xem là lỗi rất nặng dù chỉ là 1 phút cũng không thể chấp nhận được, với bất kì mọi lý do nào.

Môi trường làm việc tại Nhật Bản rất chuyên nghiệp và hiện đại 

Rào cản ngôn ngữ của người lao động khi xuất khẩu lao động sang Nhật

Việc đầu tiên khiến đa số người lao động hoang mang khi muốn xuất khẩu lao động chính là ngoại ngữ. Những năm gần đây, các công ty phái cử  ngày càng hiện đại, các thủ tục đầy đủ để sang Nhật như việc xin visa đều được lo đầy đủ. Nhiệm vụ chính của người lao động chính là trau dồi vốn ngoại ngữ, đây chính là khó khăn, là rào cản lớn nhất khi xuất khẩu lao động mà ai cũng cần vượt qua.

Thông thường, sau khi trúng tuyển đơn hàng, thời gian học tiếng Nhật để xuất cảnh đi Nhật làm việc dao động từ 4-6 tháng. Người lao động sau khi hoàn thành khóa học sẽ có thể giao tiếp cơ bản với người bản xứ. Tuy nhiên, để thực sự đạt trình độ giao tiếp tốt, phản xạ tiếng Nhật nhanh, người lao động cần nỗ lực trau dồi trong quá trình làm việc tại Nhật. Chỉ như thế người lao động Việt Nam mới thực sự xoá bỏ được rào cản ngôn ngữ.

Văn hóa giao tiếp tại Nhật Bản - thực tập sinh cần tìm hiểu 

Chi phí sinh hoạt tại Nhật Bản có “đắt đỏ”?

So với Việt Nam, chi phí sinh hoạt tại Nhật có phần “đắt đỏ” hơn khá nhiều. Tuy nhiên, thay vào đó, mức thu nhập của người lao động tại Nhật lại cao hơn gấp nhiều lần. Vì vậy, trong quá trình sinh sống ở Nhật, người lao động cần phải có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Để khi kết thúc thời gian làm việc ở Nhật, người lao động có thể dành dụm cho mình một số vốn trở về nước.

Khi đi xuất khẩu lao động sang Nhật, mục đích chính của người lao động là làm việc để kiếm được thu nhập ổn định. Hiểu được nhu cầu đó, các công ty Nhật Bản luôn cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất để người lao động Việt có thể làm thêm giờ để tăng thu nhập.

So với Việt Nam, chi phí sinh hoạt tại Nhật khá đắt đỏ 

Các bạn trẻ mới sang Nhật sẽ chưa quen với môi trường làm việc thường bị sốc hoặc sẽ cảm thấy vô cùng áp lực. Tuy nhiên, làm việc tại Nhật vẫn có khung thời gian quy định theo luật pháp, người lao động được phép tăng ca nhưng chỉ trong phạm vi thời gian cho phép. Nên chỉ sau một khoảng thời gian, lao động Việt đã dần thích nghi với công việc và cuộc sống ở Nhật. 

Đối với một số bạn chưa đi XKLĐ thường có ý nghĩ rằng đi xuất khẩu lao động sang Nhật sung sướng, cuộc sống tại Nhật Bản chỉ toàn “thảm hoa” thì cần nên cân nhắc lại. Bởi dù sinh sống và làm việc tại Việt Nam hay Nhật Bản, người lao động đều phải chăm chỉ, siêng năng thì mới có thể hoàn thành giấc mơ của mình được.

Cuộc sống tại Nhật Bản dù không "màu hồng" như nhiều bạn tưởng tượng nhưng cũng không thể gọi là khổ cực, vất vả. Chỉ cần bạn có việc làm và chăm chỉ làm việc thì nhất định có thể sống một cuộc sống vui vẻ tại Nhật. Nếu bạn đang có ý định xuất khẩu lao động sang Nhật thì nên trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết và đừng ngại thử sức nhé! Hãy liên hệ với Công ty xklđ uy tín JVNET nếu có bất kỳ câu hỏi nào cần giải đáp nhé.

jvnet.vn

Sunday, March 21, 2021

Từng bước khôi phục hoạt động Xuất khẩu lao động

Hoạt động Xuất khẩu lao động là một trong lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề do đại dịch Covid-19, sau ngành hàng không, khách sạn và du lịch. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lao động đang phải gồng mình để duy trì hoạt động vì doanh thu sụt giảm trầm trọng.

Doanh nghiệp Xuất khẩu lao động phải đảm bảo phòng dịch cho người lao động.

Trước tình hình đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB&XH) đã đưa ra nhiều giải pháp để từng bước khôi phục và thúc đẩy hoạt động Xuất khẩu lao động theo hợp đồng.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động “lao đao” vì dịch Covid-19

Ông Nguyễn Anh Tuấn - Giám đốc Công ty TNHH Đào tạo và Khai phát Nguồn nhân lực Futurelink cho biết, năm 2020, công ty của anh bị sụt giảm doanh số nghiêm trọng, số lao động xuất cảnh giảm 40%, số lao động tuyển mới giảm 30%.

Năm 2021, với diễn biến dịch bệnh tại Việt Nam và trên thế giới vẫn còn phức tạp, hoạt động xuất khẩu lao động vẫn chưa có triển vọng khả quan. Ông Tuấn hi vọng, hết năm 2021 hoạt động xuất khẩu lao động sẽ có thể hồi phục.

Theo đại diện của Công ty CP Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Tràng An, năm 2020, công ty chỉ hoàn thành được 40% kế hoạch năm. Dịch Covid-19 khiến nhiều thị trường đóng cửa, không nhận lao động, nhiều thị trường giảm nhận lao động do số lượng việc làm giảm. Để duy trì hoạt động, công ty phải cắt giảm nhân sự, giảm lương, tiết kiệm triệt để chi phí.

Với tình hình dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, trong năm 2021, vị đại diện này cho biết, hoạt động xuất khẩu lao động vẫn còn rất nhiều khó khăn. Ở trong nước, dịch bệnh đã lan ra 10 tỉnh, thành, do đó công tác tuyển lao động mới không thể triển khai rộng rãi. Các thị trường lao động nước ngoài cũng hạn chế tiếp nhận lao động, hiện thị trường Nhật Bản đã dừng cung cấp visa cho lao động nước ngoài.

Cũng theo vị đại diện này, thị trường Nhật Bản không ổn định, lúc thì mở cửa cho phép tiếp nhận lao động, lúc lại dừng, căn cứ vào tình hình dịch bệnh nước họ và tình hình dịch bệnh ở nước cung ứng lao động. Hơn nữa, số lượng việc làm ở thị trường này cũng giảm đi nhiều.

Vị đại diện này đánh giá, thị trường ổn định nhất trong tình hình này là Đài Loan. Đài Loan vẫn duy trì tiếp nhận lao động nước ngoài, lao động phổ thông sang thị trường này làm việc có thể nhận mức thu nhập 18 triệu đồng trở lên, chưa tính tiền làm thêm. Ngoài ra, thị trường châu Âu vẫn tiếp nhận lao động, nhưng số lượng hạn chế.

Đảm bảo an toàn cho lao động xuất cảnh  

Năm 2021, Bộ LĐ - TB&XH đưa ra mục tiêu đưa 90.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định. Ông Đặng Sĩ Dũng - Phó Cục trưởng Cục Quản lý Lao động ngoài nước (Bộ LĐ - TB&XH) cho biết, dịch bệnh Covid-19 vẫn đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hoạt động kinh tế - xã hội trên phạm vi toàn cầu. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam về cơ bản đã khống chế được sự lây lan của dịch bệnh Covid-19, từng bước nới lỏng các biện pháp cách ly, giãn cách xã hội để khởi động lại và tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động phát triển kinh tế, trong đó có việc tiếp nhận trở lại lao động nước ngoài vào làm việc.

Để từng bước phục hồi lại hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình và trạng thái bình thường mới tại Việt Nam, cũng như tại các quốc gia tiếp nhận lao động, Bộ LĐ - TB&XH đã có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các doanh nghiệp. Theo đó, Bộ LĐ - TB&XH đề nghị các doanh nghiệp tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, từng bước khôi phục và thúc đẩy hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Đối với thị trường tiếp nhận lao động không có chính sách hạn chế về việc xuất - nhập cảnh, tiếp nhận lao động nước ngoài, Bộ LĐ - TB&XH đề nghị các doanh nghiệp chủ động trao đổi với đối tác nước ngoài trên cở sở chính sách, quy định của nước sở tại để bảo đảm người lao động nhập cảnh hợp pháp, an toàn, bảo đảm tối đa quyền lợi của người lao động trong trường hợp phải thực hiện cách ly sau khi nhập cảnh. Bảo đảm việc khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế cho người lao động trong trường hợp nghi hoặc bị nhiễm dịch bệnh.

Đặc biệt, doanh nghiệp cần thông tin đầy đủ, rõ ràng tới người lao động các chính sách người lao động được hưởng, trách nhiệm người lao động phải thực hiện liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Đồng thời, quán triệt người lao động chủ động các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về y tế của cơ quan chức năng Việt Nam và nước, vùng lãnh thổ tiếp nhận.

Thực hiện đầy đủ các chế độ tiền lương, sinh hoạt của người lao động theo hợp đồng đã ký và quy định sở tại trong trường hợp phải khám, chữa bệnh; giãn, giảm giờ làm, nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Đối với các công tác tư vấn, tuyển chọn, đào tạo người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài, các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện những hướng dẫn của cơ quan chức năng địa phương về phòng, chống dịch Covid-19; kết hợp đào tạo trực tuyến đối với lao động chưa thể tập trung đào tạo trực tiếp./.

Trong năm 2021, Cục Quản lý lao động ngoài nước sẽ tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thiện thể chế, xây dựng dự thảo trình Bộ LĐ - TB&XH để trình Chính phủ ban hành nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi). Đồng thời, cục tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan hữu quan của các quốc gia/vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động theo dõi sát sao tình hình của người lao động làm việc ở nước ngoài, kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tổ chức đưa người lao động hết hạn hợp đồng về nước.  

Việt Dũng