Thursday, May 4, 2023

Lao động đăng ký đi Hàn Quốc tăng đột biến

Kỳ thi tuyển chọn 12.000 lao động đi làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS song số đăng ký lên tới gần 23.500, cao nhất trong 10 năm qua.

Theo Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, kỳ thi sẽ diễn ra tại Hà Nội từ ngày 8/5 đến 10/6, tại Đà Nẵng tổ chức sau một ngày.

Lao động đăng ký ngành sản xuất chế tạo đông nhất, tới 19.200 trong khi Hàn Quốc cần tuyển 6.300. Các ngành khác số người dự thi thấp hơn, cụ thể gần 2.600 thí sinh thi ngành ngư nghiệp, 1.300 người thi ngành nông nghiệp và 343 lao động xây dựng. Trong khi số cần tuyển lần lượt hơn 4.000, 841 và 901 người.

Số đăng ký dự thi năm nay gấp đôi so với 2022 và cao nhất trong 10 năm trở lại đây, bà Phạm Ngọc Lan, Phó giám đốc Trung tâm Lao động ngoài nước cho hay. Trước đó năm 2022, Chương trình EPS lựa chọn và đưa hơn 8.900 lao động đi Hàn Quốc.

Lao động xem danh sách phòng thi trong Kỳ thi năng lực tiếng Hàn tại Hà Nội năm 2016. Ảnh: Giang Huy

Lao động sẽ làm bài thi trắc nghiệm năng lực tiếng Hàn trên hệ thống máy tính; nếu vượt qua sẽ tiếp tục kiểm tra tay nghề. Hình thức lấy điểm từ cao xuống thấp với số lượng bằng 110% chỉ tiêu từng ngành. Do Covid-19 gia tăng ca nhiễm, lao động dự thi sẽ đeo khẩu trang, khử khuẩn suốt quá trình làm bài. Người dương tính Covid-19 không được dự thi.

Để tránh gian lận, Cơ quan Phát triển nguồn nhân lực Hàn Quốc (HRD Korea) sẽ ra đề, vận hành phòng thi, bố trí giám thị. Bài thi được chấm tự động bằng máy tính. HRD Korea sẽ dùng dữ liệu tích hợp máy quét xác nhận vân tay, khuôn mặt thí sinh để đối chiếu.

Nếu bị phát hiện mang điện thoại, thiết bị thu phát sóng vào phòng thi, tráo đổi người để thi hộ, thí sinh sẽ bị hủy kết quả và cấm tham gia kỳ thi năng lực tiếng Hàn trong bốn năm, gấp đôi thời gian so với trước.

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam từ năm 1992. Hơn 90% người đi tuyển chọn từ chương trình EPS, bắt đầu từ năm 2004. Lao động chủ yếu là thuyền viên tàu cá, người có chuyên môn kỹ thuật; làm việc thời vụ nông nghiệp, thủy sản sang Hàn Quốc theo cơ chế hợp tác giữa địa phương hai nước. Lao động hiện có thu nhập dao động 1.400-1.800 USD mỗi tháng.

Do số lao động cư trú bất hợp pháp lớn, tám huyện tại bốn tỉnh đang bị tạm dừng tuyển lao động đi Hàn, gồm: TP Chí Linh (Hải Dương); Đông Sơn, Hoằng Hóa (Thanh Hóa); thị xã Cửa Lò, Nghi Lộc, Hưng Nguyên (Nghệ An) và Nghi Xuân, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh). Những huyện này có trên 70 người cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc và trên 27% hết hạn hợp đồng không về nước.

Hồng Chiêu

Sunday, November 6, 2022

Hướng dẫn cách tắt UAC (User Account Control) trên Windows.

UAC (User Account Control) là một chức năng mới được Microsoft phát triển kể từ Windows Vista. Nhiệm vụ chủ yếu của UAC là chủ động tránh các tác động làm thay đổi thiết đặt của windows. Mặc định khi cài Windows từ Windows Vista trở lên thì UAC sẽ tự động chạy. Khi chạy, UAC thường gây phiền nhiễu, điển hình là việc xin cấp quyền cho User khi chạy một ứng dụng nào đó.

Trong trường hợp chạy MS Access, màn hình hiện lên như sau:


Thông thường, để tiếp tục, người chạy phải nhấn chuột vào Yes để đồng ý. Tuy nhiên, có thể loại bỏ tác dụng của UAC bằng cách thực hiện các bước sau:

  • Đầu tiên, hãy nhấn chuột trái vào dòng chữ: Show more details


  • Khi màn hình trên hiện lên, ta tiếp tục nhấn vào: Change when these notifications appear thấy màn hình sau hiện lên.
  • Kéo thanh trượt về phía Never notify, rồi nhấn OK.

Kể từ sau lúc này, khi chạy MS Access, UAC sẽ không hiện thông báo nữa.


Như vậy, trong trường hợp sử dụng phần mềm LaborMan của VietCom, ta đã bớt được một động tác khi khởi động phiên làm việc với phần mềm.


Xem thêm: Cách xử lý lỗi load ảnh của ứng dụng viết trên phiên bản Access 2003.


Saturday, October 8, 2022

Cách xử lý lỗi load ảnh của ứng dụng viết trên phiên bản Access 2003.

Gần đây, khi chạy phần mềm ứng dụng của VietCom, trên các máy cài Win 10, đến đoạn Load ảnh hay được báo lỗi:

Runtime Code 2114

Microsoft Office Access doesn't support the format of the file '|,' or file is too large.

Để fix lỗi này, bạn có thể tham khảo các bàn luận về cách giải quyết trên các forum liên quan tới lập trình MS Access. Ví dụ:

Sau khi tham khảo, chúng tôi xin đưa ra giải pháp có thể đảm bảo phần mềm ứng dụng chạy nuột sau khi thực hiện.

Giải pháp: Chạy MS Access 2003 tương thích kiểu cũ.

Cách thực hiện như sau:

a. Pin Microsoft Office Access 2003 lên thanh taskbar

Bằng cách vào ô Tìm kiếm, gõ acc... để thấy Microsoft Office Access 2003 App hiện lên:

Sau đó, đứng vào ô Microsoft Office Access 2003, kích chuột phải, chọn Pin to Taskbar:

Ngay sau bước này, ta sẽ thấy Shorcut của MS Access 2003 có mặt trên thanh Taskbar của máy tính.

b. Thay đổi cách Run compatibility:

Đứng con trỏ chuột vào Shortcut MS Access 2003, kích chuột phải, đi đến dòng đề Microsoft Office Access 2003, kích chuột phải, chọn Properties:

Tại đây, chọn tab Compatibility, check vào ô Run this program in compatibility mode for: rồi chọn ở ô bên dưới là WinXP (Service pack 3). Sau đó nhấn Apply, rồi nhấn OK.

c. Chọn Yes mỗi khi chạy phần mềm

Sau đó, mỗi lần chạy phần mềm cần khảng định Yes

Toàn bộ cách làm được mô tả trong đoạn Video clip dưới đây. Mời tham khảo:


Xem thêm: Hướng dẫn cách tắt UAC (User Account Control) trên Windows

Sunday, October 2, 2022

Vài con số từ Database của một đơn vị sử dụng phần mềm của VietCom trong quản trị doanh nghiệp XKLĐ.

VietCom phát triển bộ phần mềm nhằm trợ giúp cho việc quản trị, vận hành, tác nghiệp các quy trình liên quan tới XKLĐ. VietCom rất coi trọng quá trình triển khai phần mềm tới người trực tiếp sử dụng.

Quá trình triển khai thường gặp một số trục trặc trong hệ thống mạng, cũng như những xử lý số liệu của phần mềm chưa phù hợp với thói quen cũ thường làm. Do đó, nhiều khi mang lại sự chán nản, thiếu tự tin, làm cho quá trình triển khai kéo dài, ảnh hưởng tới công việc thường xuyên của doanh nghiệp.

Nhằm phần nào giảm thiểu các nghi ngờ trong sử dụng phần mềm, cũng như tạo niềm tin trong quá trình triển khai phần mềm. Chúng tôi gửi lên đây các copy màn hình của một đơn vị hiện đang sử dụng rất hiệu quả cho công việc của mình.

Bộ phần mềm gồm 03 Module. Tạm gọi là: Module Taiwan; Module Japan; và Module Tài chính (Thu/Chi). Các copy màn hình được thực hiện vào Chủ nhật, ngày 02.10.2022. 

1. Module Taiwan:

Số Lao động đã được cập nhật hồ sơ tại thời điểm copy màn hình: 15.448

Số Đơn hàng: 711

Số Lao động đã bay: 1.335

Trong đó số Lao động Nam: 944, Nữ: 391

2. Module Japan

Số hồ sơ đã được cập nhật tại thời điểm copy màn hình: 14.767

Số Đơn hàng thực hiện: 1.543

Số Lao động đã bay: 3.382

3. Module Tài chính (Thu/Chi):

Tổng số Phát sinh: 98.923, Tổng Thu+Chi khoảng 5k tỷ ĐVN.



Tuesday, April 19, 2022

Quy trình triển khai LaborMan trên PC

 Để triển khai chạy LaborMan trên PC cần thực hiện các việc sau:

1. Cài đặt Access 2003:

Phần mềm LaborMan chạy trên nền MS Access 2003. Vì vậy các máy PC muốn chạy LaborMan đều phải cài bộ MS Access 2003. Việc cài thì không có gì đặc biệt, tuy nhiên cần lưu ý một số điểm nhỏ để tránh xung đột giữa bộ Access hiện hành và bộ Access 2003 mới cài. Các bước thực hiện như sau:

1.1. Mở sẵn file chứa CDKey;

1.2. Chạy file setup.exe. Nhớ dùng quyền Admin;

1.3. Gõ CDKey không nhất thiết phải viết hoa;

1.4. Khai tên tổ chức, ví dụ JIS chẳng hạn;

1.5. Chọn Accept;

1.6. Chọn Custom Install và thay đổi Folder cho Access 2003 (thêm chữ 2003 vào tên folder);

1.8. Bỏ các thành phần khác không Install, chỉ lấy mỗi Access;

1.9. Chấp nhận Install Access để chạy trên PC.

1.10. Finish hoàn thành việc cài đặt;

Kết thúc việc cài đặt MS Access 2003 trên PC.

2. Chạy Access 2003 và thiết lập để có thể chạy code:

2.1 Tìm chạy MS Access 2003 vừa cài;;

2.2 Chọn Low security: Tools/Macro/Security/Low

Monday, March 28, 2022

Cơ hội sang Australia làm việc với mức lương tới 66 triệu đồng/tháng

Australia dự kiến sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 lao động/năm và mức lương cơ bản là 52,8-66 triệu đồng /tháng.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung và các đại biểu tham dự lễ ký kết Bản ghi nhớ tại điểm cầu Hà Nội. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Hôm nay, 28/3, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia đã ký kết (hình thức trực tuyến) Bản ghi nhớ giữa Chính phủ Australia và Chính phủ Việt Nam về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp Australia.

Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung thay mặt Chính phủ Việt Nam và bà Marise Payne, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia thay mặt Chính phủ Australia đã ký kết Bản ghi nhớ. Đây là Bản ghi nhớ đầu tiên mà phía Australia ký với các nước đưa lao động đi làm việc tại Australia theo Chương trình thị thực nông nghiệp.

Trước đó vào tháng 9/2021, Chính phủ Australia công bố Chương trình thị thực cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp và lựa chọn Việt Nam trở thành 4 nước ưu tiên tham gia sớm chương trình này gồm Việt Nam, Thái Lan, Indonesia và Philippines.

Chương trình thị thực nông nghiệp được thực hiện nhằm góp phần bù đắp thiếu hụt lao động trong ngành nông nghiệp, mang lại lợi ích kinh tế cho Australia đồng thời tạo cơ hội cho lao động nước ngoài; trong đó có lao động Việt Nam tích lũy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, thu nhập trong thời gian làm việc tại Australia và gửi thu nhập về nước. Những người sử dụng lao động Australia cũng sẽ được lợi từ việc có thể tiếp cận nguồn lao động đáng tin cậy.

Australia sẽ tiếp nhận lao động Việt Nam trong lĩnh vực nông nghiệp với số lượng khoảng 1.000 lao động/năm; mức lương cơ bản (chưa trừ chi phí sinh hoạt) từ 3.200 AUD-4.000 AUD/tháng (tương đương khoảng 52,8-66 triệu đồng /tháng). Đây là mức thu nhập được đánh giá cao so với các thị trường tiếp nhận lao động khác.

Phát biểu tại buổi lễ ký kết, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung khẳng định việc ký kết Bản ghi nhớ về giữa hai Chính phủ về hỗ trợ công dân Việt Nam tham gia Chương trình lao động nông nghiệp Australia ngày hôm nay là một dấu mốc quan trong quan hệ hợp tác giữa hai bên. Đây cũng là kênh giải quyết việc làm hiệu quả, không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần bảo đảm an sinh xã hội bền vững.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, Australia là nước tiếp nhận lao động nước ngoài có mức lương tốt, hệ thống pháp luật rõ ràng, đảm bảo quyền lợi của người lao động nhưng yêu cầu về trình độ tay nghề, ngoại ngữ khắt khe. Việc đưa lao động đi làm việc ở Australia với các hình thức, ngành nghề khác nhau trong đó có lĩnh vực nông nghiệp là cần thiết, đáp ứng nhu cầu của nhiều người lao động.

“Australia là nước có nền kinh tế phát triển với nền nông nghiệp hiện đại. Vì vậy, việc hợp tác lao động với Australia giúp người lao động Việt Nam sang làm việc không chỉ có thu nhập tốt, điều kiện làm việc đảm bảo mà còn là cơ hội học tập được các kiến thức, kỹ năng, khoa học công nghệ tiên tiến đồng thời đáp ứng nhu cầu về sử dụng nhân lực của phía Australia, có lợi cho cả hai quốc gia. Tôi tin rằng Bản ghi nhớ sẽ tạo khuôn khổ pháp lý, tạo điều kiện cho công dân Việt Nam dễ dàng nhập cảnh tới Australia để làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp,” Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Đánh giá cao việc ký kết Bản ghi nhớ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia Marise Payne khẳng định phúc lợi dành cho người lao động Việt Nam sẽ là ưu tiên lớn nhất của Australia trong thực hiện chương trình hợp tác.

Việc lựa chọn Việt Nam là 1 trong 4 quốc gia đầu tiên tham gia Chương trình thị thực nông nghiệp cho thấy Australia đánh giá cao quan hệ hợp tác với Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực hợp tác lao động. Đây là tín hiệu đáng mừng đối với lao động Việt Nam, mở ra cơ hội đi làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, lĩnh vực mà lao động Việt Nam có thế mạnh tại quốc gia phát triển và có nền nông nghiệp hiện đại như Australia./.

Từ năm 2017, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã phối hợp triển khai hiệu quả Thỏa thuận Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ giữa Việt Nam và Australia. Sự tham gia tích cực của hơn 1.000 công dân Việt Nam vào Chương trình lao động kết hợp kỳ nghỉ là tiền đề quan trọng cho việc hợp tác thực hiện Chương trình lao động nông nghiệp vừa được ký kết.

Hồng Kiều (Vietnam+)



Thursday, December 2, 2021

Những vấn đề xung quanh việc share folder lên mạng

Thông thường, để share một folder trên ổ cứng lên mạng thì chỉ cần kích chuột phải vào folder đó rồi chọn Share with >> Specific people...

Cơ bản ta phải đưa thêm đối tượng Everyone vào danh sách được nhận share bằng cách chọn rồi add.

Chọn mức quyền hạn là Read/Write, sau đó thì nhấn Share. Ta sẽ nhìn thấy màn hình kết thúc share.

Sau khi nhấn Done, share xong, ta sẽ nhìn thấy ở hàng dưới của Explore có đề: "Shared with: Sonhai, Everyone".

Việc đơn thuần share một folder với quyền hạn Read/Write chỉ có vậy. Tuy nhiên, với định dạng ổ cứng NTFS thì ta có thể cấp quyền một cách chi tiết hơn. Để cấp quyền hạn chi tiết thì ta phải vào setup Properties cho folder share như sau:

Tại đây ta thấy bảng Permissions for Everyone với 6 quyền được cấp (Allow). Tất nhiên, với windows có tới 14 quyền được phép cấp hoặc cấm, trong đó quan trọng nhất là việc cấm quyền xóa các thứ có trong folder, thậm chí còn không cho xem. Cách làm có thể thấy qua hình sau: Advanced/Change Permisions/Edit/...


Như vậy ta có thể setup để Everyone chỉ có thể Read and Write các file nằm trong folder shared, nhưng không được xóa bỏ. Và nếu không cho quyền nhìn thấy những file trong folder thì thậm chí không thể copy đi đâu. Trong khi đó, với tên user (ví dụ: sonhai) thì lại có toàn quyền...